Bài phỏm - VN86 Club

Skype

bài phỏm
Tin tuyển sinh trường Đhldxh cơ sở Sơn Tây
Danh-muc-chinh-truong-dai-hoc-lao-dong-xa-hoi

Danh mục chính

Liên kết website


Diễn văn chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

21 - 11 - 2012 8:11 AM | View : 27421

DIỄN VĂN

CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11

(Phát biểu của Thầy Ngô Hoàng Đạo – Phó Giám đốc phụ trách Cơ sở

Trường Đại học Lao động- Xã hội Cơ sở Sơn Tây tại Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2012)

 

                 Kính thưa các thầy giáo, cô giáo;

                 Kính thưa các quý vị đại biểu, khách quý;                             

 Các em HSSV thân mến.

            Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo mà cha ông ta đã truyền dạy từ bao đời nay: “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”;  “Không thầy đố mày làm nên” hay “Muốn sang thì bác cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Đi suốt cuộc đời quên sao nổi mái tóc thầy bạc trắng, một dòng đời lái đò tri thức qua sông. Xin cảm ơn những giọt mồ hôi các thầy cô đổ xuống đã ướp đậm tâm hồn các em, dạy cho các em “cái Tâm, cái Trí” vững bước vào đời, mở cho các em cánh cửa bước đến tương lai.

              Kính thưa các thầy giáo, cô giáo.

              Lịch sử, văn hóa ra đời của ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 gắn liền với lịch sử của tổ chức Giáo giới tiến bộ trên thế giới.  Ngày 30/8/1957 tại Vac xa va- thủ đô Ba Lan đã ra bản Hiến chương đề cập đến xây dựng một nền giáo dục tiến bộ và quyết định lấy ngày 20/11 là ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Từ đó đến nay, ngày 20/11 trở thành ngày hội truyền thống của những người làm công tác giáo dục trên thế giới, được toàn xã hội quan tâm. Ngày 20/11 còn là ngày biểu dương lực lượng tinh thần, khẳng định vị trí, vai trò, địa vị của các thầy giáo, cô giáo trong xã hội.
          Thể theo nguyện vọng của nhân dân, của các Nhà giáo, của Bộ giáo dục và công đoàn giáo dục Việt Nam. Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)  đã ký quyết định ngày 28/9/1982 lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam. Bằng nhiều hoạt động bổ ích và phong phú, ngày 20/11 hàng năm là ngày biểu dương những người dạy học và nghề dạyhọc, là dịp để học sinh cùng toàn thể xã hội thể hiện tình cảm biết ơn tinh thần, trách nhiệm của nhà giáo. Ghi nhận lịch sử giáo giới Việt Nam có bề dày cả ngàn năm với nhiều tên tuổi lớn đóng góp cho xã hội trong mọi thời đại.

bài phỏm

               Kính thưa các thầy giáo, cô giáo, các quý vị.

           Sinh thời - chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của chúng ta, là người rất coi trọng nên giáo dục. Người khẳng đinh: “Không có người thầy giáo thì không có giáo dục, Không có giáo dục, không nói gì đến phát triển kinh tế, văn hóa”. Người nói: Trongnghề giáo dục tuy không có gì là đột xuất, nhưng rất vẻ vang  “Không có tượng đồng, bia đá, không có gì là oanh liệt, nhưng làm tròn nhiệm vụ là anh hùng”. Người còn căn dặn: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả đức lẫn tài, để đào tạo thế hệ trẻ thành những người kế thừa xây dựng CNXH vừa hồng, vừa chuyên. Muốn vậy, người thầy phải thật thà, yêu nghề của mình”. Một nghề được khẳng là “nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo, nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”- một nghề vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, một nghề đáng yêu nhất.

            Câu nói của người thật bình dị nhưng đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có tấm lòng yêu nghề, mến trò, dồn tất cả lương tâm nghề nghiệp, trí tuệ, công sức lên mỗi trang giáo án. Mỗi thầy cô giáo phải xác định đúng vị trí, trách nhiệm của mình, hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, người kỹ sư tâm hồn. Thầy giáo phải vì học sinh mà nghiên cứu, mà đầu tư để chất lượng giảng dạy ngày hôm nay cao hơn ngày hôn qua, đào tạo thế hệ trẻ hôm nay hơn hẳn thế hệ trẻ những năm trước.

             Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay là năm thứ 28 của Cơ sở, ngày 20/11 đã trở thành ngày hội truyền thống của thầy cô giáo và HSSV, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Chúng ta nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, củng cố và trau dồi tình cảm nghề nghiệp, gắn bó thiết tha với sự nghiệp mà mình đảm nhiệm, chúng ta phải nhận thức sâu sắc rằng “ Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội”  Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, làm tốt việc đào tạo con người là yêú tố quyết định để thực hiện thắng lợi toàn diện về: Chính trị, kinh tế, xã hội…

             Giáo dục phải coi trọng trước hết ở chất lượng, mà chất lượng được hình thành từ việc dạy và việc học; Nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quyết định sự nghiệp phát triển giáo dục, việc giáo dụcHSSV học tập tốt, rèn luyện tốt, tích cực lao động sáng tạo để hình thành được nhân cách, đạo đức nghề nghiệp ngay trong nhà trường là kết quả giáo dục tốt. Đó chính là mục tiêu phấn đấu của Cơ sở và cũng là điều toàn xã hội mong mỏi.

              Kính thưa các thầy giáo, cô giáo, các quý vị.

              Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, hôm nay, tập thể CB- GV- NV và HSSV trong Cơ sở ôn lại truyền thống tốt đẹp, cao quý, vẻ vang của giáo giới Việt Nam và đặt ra định hướng quyết tâm cho sự nghiệp giáo dục của Cơ sở. Thay mặt cho Cơ sở nhân dịp ngày hội truyền thống 20/11, tôi xin được cảm ơn những thành tích mà tập thể và cá nhân các nhà giáo đã đạt được, tôi xin được gửi tới các nhà giáo, các đồng nghiệp của tôi lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Cùng chia sẻ niềm vui, trách nhiệm vinh quang mà Đảng và nhân dân đang đặt trên vai mỗi nhà giáo. Thay mặt cho tập thể giáo viên, chúng tôi xin hứa sẽ phấn đấu hết mình đưa chất lượng giáo dục của Cơ sở ta đi lên, xây dựng mái trường của chúng ta ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là ngôi nhà chung của cộng đồng.

            Cuối cùng cho phép tôi xin được trân trọng gửi tới các các thầy cô giáo, các quý đại biểu, các em HSSV lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.

             Xin trân trọng cám ơn./.

Share
Share on Facebook